Hụt vé đến Olympic, Indonesia tức tốc nhập tịch thêm 6 cầu thủ
Theo thông báo tuyển sinh 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội, chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của đại học này là 9.680, tăng 420 so với năm ngoái. Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới với phương thức đánh giá tư duy, giữ nguyên 10 tổ hợp với xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn duy trì 3 phương thức tuyển sinh. Đáng chú ý, đơn vị này sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh với phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy, giảm chỉ tiêu phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Cụ thể: phương thức xét tuyển tài năng vẫn được phân bổ tỷ lệ chỉ tiêu tương tự năm ngoái, khoảng 20%; phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy khoảng 40% (tăng 10% so với năm ngoái); phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 khoảng 40% (giảm 10% so với năm ngoái). Với phương thức xét tuyển tài năng, các đối tượng xét tuyển cũng như năm ngoái: xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn. Với xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy, thí sinh muốn tham gia xét tuyển phải tham dự kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức, đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm TSA do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Với xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Đại học Bách khoa Hà Nội cũng giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển và môn chính theo các năm trước bao gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D04, D07, D26, D28 và D29. Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới, là K01, bao gồm các môn: toán, ngữ văn, lý/hóa/sinh/tin. Trong đó toán, ngữ văn là 2 môn bắt buộc, kết hợp với 1 trong 4 môn lý hoặc hóa hoặc sinh hoặc tin có nhân hệ số. Thông tin đầy đủ xem ở đây.Cách vệ sinh màn hình TV, máy tính
Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Hãng xe điện lớn nhất thế giới đang xem xét đầu tư nhà máy tại Phú Thọ
Tổ chức hoặc cá nhân có thể lực chọn một trong các loại hình kinh doanh để đăng ký kinh doanh dạy thêm: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Trong đó, đa phần sẽ lựa chọn loại hình hộ kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh với sự tư vấn của luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn luật sư TP.HCM.Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thểCăn cứ tại Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm:Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thểCăn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo hai cách:Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và giải quyết hồ sơKhi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.Thứ nhất là đăng ký thuế lần đầuCăn cứ Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hộ kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu như sau:Hộ kinh doanh dạy thêm cần chuẩn bị các giấy tờ sau nộp tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh:Thứ hai là niêm yết thông tin tại cơ sở dạy thêmTheo quy định tại điểm b khoản 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định dạy thêm học thêm thì cá nhân, tổ chức kinh doanh dạy thêm phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các nội dung:Thứ ba, nếu là giáo viên trường công thì phải nộp báo cáo cho hiệu trưởngKhoản 3 Điều 6 Thông tư 29 quy định, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 tại phụ lục kèm theo thông tư này.Thứ tư, hộ kinh doanh dạy thêm học thêm tuân thủ quy định phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho học sinhTheo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về nguyên tắc dạy thêm, học thêm quy định rõ: Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.Ngoài ra, căn cứ Phụ lục 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, hộ kinh doanh dạy thêm không thuộc trường hợp quản lý về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn như:Luật sư Hoàng Tư Lượng lưu ý theo khoản 3, điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, giáo viên trường công không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm.
Bộ NN-PTNT cũng đang khẩn trương tổ chức các phiên đàm phán kỹ thuật để hoàn thiện đề án chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên trong giai đoạn 2022 - 2026.
Nỗ lực bài trừ hành vi dán trái phép tờ rơi quảng cáo
Nhiều năm qua, SABECO không ngừng cống hiến và đóng góp cho sự phát triển lớn mạnh của thể thao Việt Nam, trong khuôn khổ cam kết phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhằm mang đến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước. Gần đây nhất, SABECO, thông qua thương hiệu dẫn đầu là Bia Saigon, đã trở thành Nhà tài trợ kim cương cho SEA Games 31, góp 6 tỉ đồng cho chương trình kiểm soát Doping tại SEA Games 31; Đối tác hàng đầu, nhà tài trợ độc quyền trong ngành bia cho Đội tuyển bóng đá nam và nữ quốc gia Việt Nam; Nhà tài trợ chính giải vô địch bóng đá 7 người - Bia Saigon Cup 2022 (VPL-S3); Nhà tài trợ Vàng cho Giải bóng đá báo chí toàn quốc 2022,... Bên cạnh đó, SABECO cũng tiếp tục quan hệ hợp tác chiến lược với Bộ VHTT&DL nhằm thúc đẩy sự phát triển Văn hóa - Nghệ thuật, Du lịch - Ẩm thực và Thể thao, thông qua một số hoạt động trọng điểm mang tính quốc gia như Lễ hội văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc, Lễ hội văn hóa ẩm thực Việt Nam.